Bệnh đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc là tình
trạng nhiễm trùng mắt, xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường gia tăng khi
thời tiết chuyển mùa. Bệnh thường khởi phát đột ngột, lúc đầu ở một mắt sau lây
sang mắt kia. Bệnh đau mắt đỏ dễ lây lan ra cộng đồng qua đường hô hấp hay tiếp
xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch từ mắt của người bệnh.
1.
Nguyên nhân:
Chủ yếu là do vi rút
Adenovirus, hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra, bệnh thường
gặp vào mùa hè đến cuối mùa thu, khi thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ
ẩm không khí cao, khi giao mùa.
2. Đường lây:
Bệnh có thể lây do tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh
qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay, đặc biệt nước mắt người bệnh;
- Cầm, nắm, chạm vào những vật dụng nhiễm nguồn bệnh như
tay nắm cửa, nút bấm cầu thang, điện thoại; đồ vật, đồ dùng cá nhân của nguời bệnh
như khăn mặt, chậu rửa mặt… Dùng chung đồ dùng sinh hoạt như khăn mặt, gối.
- Sử dụng nguồn nước bị nhiễm mầm bệnh như ao, hồ, bể
bơi.
- Thói quen hay dụi mắt, sờ vào mũi, vào miệng.
- Bệnh viện, công sở, lớp học, nơi làm việc, nơi công cộng…
những nơi có mật độ người đông, cự ly gần rất dễ lây bệnh.
3. Dấu hiệu bệnh:
- Triệu chứng thường gặp là người bị bệnh cảm thấy khó chịu
ở mắt, sau đó cộm như có cát trong mắt, mắt nhiều dử, buổi sáng ngủ dậy hai mắt
khó mở do nhiều dử dính chặt, dử mắt có thể có màu xanh hoặc màu vàng tùy tác
nhân gây bệnh. Mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ, đau nhức, nổi cộm, chảy nước mắt.
- Một số trường hợp
nặng mắt người bệnh có thể bị phù đỏ, có màng trong mắt, xuất huyết dưới kết mạc…
4. Cách chăm sóc và điều trị:
- Khi có các dấu
hiệu của bệnh, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều
trị kịp thời.
- Vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý thường xuyên.
- Đeo kính râm để giảm triệu chứng chói mắt, bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn, nhiễm
khuẩn.
- Không dùng tay dụi mắt, sờ mắt.
- Chú ý nghỉ ngơi, dinh dưỡng hợp lý để tăng cường sức đề kháng và giúp mắt mau
phục hồi.
5. Các biện pháp phòng, chống bệnh đau mắt đỏ theo khuyến
cáo Bộ Y tế:
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch;
không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng; không dùng chung vật dụng cá nhân như: Lọ
thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang…
- Vệ sinh mắt,
mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông
thường.
- Sử dụng xà phòng
hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người
bệnh.
- Hạn chế tiếp xúc
với người bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ.
- Người bệnh, người nghi bị bệnh đau mắt đỏ cần hạn chế
tiếp xúc với người khác; đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời,
không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế để tránh biến chứng nặng.
BBT