Bài tuyên truyền về phòng chống thiếu vitamin A
Xem chi tiết 

Vitamin A được biết đến từ rất lâu nhưng cho đến nay, thiếu Vitamin A vẫn đang là một vấn đề sức khoẻ cần được giải quyết. Vitamin A là một trong 3 loại vi chất (Iốt, Vitamin A, Sắt) đang được quan tâm vì sự thiếu hụt các vi chất này ở các nước đang phát triển đã và đang trở thành vấn đề có ý nghĩa đối với sức khoẻ cộng đồng. Thiếu Vitamin A không chỉ gây khô mắt dẫn tới mù loà mà nó còn làm tăng nguy cơ tử vong, bệnh tật và làm giảm sự tăng trưởng của trẻ. Chính vì vậy tiếp tục quan tâm phòng chống thiếu Vitamin A là thiết thực cải thiện tình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ cho chúng ta.

I. ĐỐI TƯỢNG UỐNG BỔ SUNG VITAMIN A ĐỢT 2 NĂM 2023

1. Toàn bộ trẻ trong độ tuổi từ 6 tháng đến 35 tháng tuổi;

2. Trẻ từ 6 tháng đến 59 tháng tuổi bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn gây nguy cơ thiếu Vitamin A (tiêu chảy kéo dài, nhiễm khuẩn hô hấp cấp), trẻ bị suy dinh dưỡng nặng.

 - Lưu ý:

+ Trẻ từ 6 tháng đến 59 tháng tuổi bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn gây nguy cơ thiếu Vitamin A (tiêu chảy kéo dài, nhiễm khuẩn hô hấp cấp), trẻ bị suy dinh dưỡng nặng: Nếu trẻ đã được uống Vitamin A theo chiến dịch trong vòng 1 tháng trước đó thì không cho trẻ uống thêm Vitamin A liều cao. Nếu trẻ đã được uống Vitamin A theo chiến dịch trên 1 tháng trước đó thì có thể uống thêm 1 liều dự phòng theo độ tuổi.

+ Trường hợp trẻ được chẩn đoán mắc sởi, cần cho trẻ uống Vitamin A theo Quyết định số 1327/QĐ-BYT ngày 18/4/2014 của Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh Sởi.

II. PHÒNG CHỐNG THIẾU VITAMIN A:

1. Vai trò của vitamin A đối với cơ thể

Vitamin A là một vi chất có vai trò quan trọng đặc biệt đối với trẻ nhỏ, gồm 4 vai trò chính như sau:

          - Tăng trưởng: Giúp trẻ lớn lên và phát triển bình thường. Thiếu Vitamin A trẻ sẽ chậm lớn, còi cọc.

          - Thị giác: Vitamin A có ai trò trong quá trình nhìn thấy của mắt, biểu hiện sớm của thiếu Vitamin A là giảm khả năng nhìn thấy lúc ánh sáng yếu

          - Bảo vệ biểu mô: Vitamin A bảo vệ sự toàn vẹn của các biểu mô, giác mạc mắt, ..... Khi thiếu Vitamin A, biểu mô và niêm mạc bị tổn thương. Tổn thương ở giác mạc mắt dẫn đến hậu quả mù loà.

          - Miễn dịch: Vitamin A tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Thiếu Vitamin A làm giảm sức đề kháng với bệnh tật, dễ bị nhiễm trùng nặng đặc biệt là Sởi, Tiêu chảy và viêm đường Hô hấp dẫn tới tăng nguy cơ tử vong ở trẻ nhỏ.

          2. Nguyên nhân thiếu vitamin A

Các nguyên nhân gây thiếu Vitamin A gồm:

          - Chế độ ăn không đủ.

          - Chế độ ăn không cân đối (thiếu dầu/mỡ)

          - Trẻ suy dinh dưỡng nặng

          - Trẻ bị nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng…

          3. Ðối tượng dễ bị thiếu vitamin A

          - Trẻ em dưới 3 tuổi

          - Trẻ dưới 5 tuổi bị mắc các bệnh sởi, viêm đường hô hấp cấp, tiêu chảy kéo dài vào suy dinh dưỡng nặng có nguy cơ thiếu Vitamin A.

          - Bà mẹ đang cho con bú nhất là trong năm đầu.

          4. Phòng chống thiếu vitamin A như thế nào?

          - Bảo đảm ăn uống đầy đủ.

          - Thời kỳ mang thai và cho con bú bà mẹ cần ăn đủ chất, chú ý thức ăn giàu Vitamin A, caroten, đạm, dầu mỡ. Cho trẻ bú mẹ đủ thời gian và chú ý tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ.

          - Bảo đảm nuôi dưỡng trẻ từ khi ăn bổ sung, bữa ăn cần có đầy đủ chất dinh dưỡng và Vitamin A. Chú ý các loại thực phẩm giảu Vitamin A và caroten như: Gan, trứng, sữa, cá, rau lá xanh thẫm, các loại quả có màu vàng, da cam.

          - Bổ sung Vitamin A dự phòng: Chương trình Vitamin A triển khai phân phối viên nang Vitamin A liều cao dự phòng trên phạm vi toàn quốc cho tất cả các đối tượng.

  - Hàng năm Trạm Y tế xã Ninh Nhất có tổ chức bổ sung Vitamin A liều cao cho trẻ từ 06 – 35 tháng tuổi vào vào 2 đợt. Đợt I được tổ chức vào tháng 6; Đợt II vào tháng 12.

III. THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG NGÀY VI CHẤT DINH DƯỠNG (4-5/12/2023):

- Vi chất dinh dưỡng rất cần thiết cho quá trình tăng trưởng, phát triển về thể lực, tầm vóc và trí tuệ, nâng cao sức khỏe, sức đề kháng của cơ thể.

- Để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, mọi người, mọi gia đình hãy thực hiện:

          + Bữa ăn hàng ngày cần đa dạng và phối hợp nhiều loại thực phẩm; lựa chọn và sử dụng thực phẩm có tăng cường vi chất dinh dưỡng.

          + Cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh. Nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu; cho trẻ bú mẹ đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn.

          + Sử dụng các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng sẵn có ở địa phương cho bữa ăn bổ sung hàng ngày của trẻ; thêm mỡ hoặc dầu ăn để tăng cường hấp thu vitamin A, vitamin D.

          + Cho trẻ trong độ tuổi uống vitamin A liều cao 2 lần/năm.

          + Trẻ từ 24 đến 60 tháng tuổi uống thuốc tẩy giun 2 lần/năm. Thực hiện vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường để phòng chống nhiễm giun.

          + Phụ nữ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có thai cần uống viên sắt/axit folic hoặc viên đa vi chất theo hướng dẫn.

 Ngày 04 tháng 12, các bậc cha mẹ có con trong độ tuổi (06 - 35 tháng tuổi) đến tại trạm y tế xã để uống bổ sung vitamin A theo hướng dẫn.

  • Từ khóa :
BẢN ĐỒ TP NINH BÌNH

Tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập