Hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức lấy ý kiến cử tri và trình họp HĐND các cấp về việc thành lập thành phố Hoa Lư, đồng thời sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và thành lập các phường trực thuộc
UBND xã Ninh
Nhất vừa tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức lấy ý kiến cử tri và
trình họp HĐND các cấp về việc thành lập thành phố Hoa Lư, đồng thời sắp xếp
đơn vị hành chính cấp xã và thành lập các phường trực thuộc.
Với mục đích thực hiện tốt nội dung lấy
ý kiến cử tri theo Nghị định số 54/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 2018 của Thủ
tướng Chính phủ về hướng dẫn việc lấy ý
kiến cử tri về thành lập, giải thể, nhập chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành
chính; Nghị định số 66/2023/NĐ-CP ngày 24/8/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 54/2018/NĐ-CP và thông qua kỳ họp Hội đồng nhân
dân các cấp về thành lập thành phố Hoa Lư, đồng thời sắp xếp đơn vị hành chính
cấp xã và thành lập các phường trực thuộc. Ngày 03/7/2024 UBND thành phố Ninh
Bình đã ban hành kế hoạch số 152 về tổ chức lấy ý kiến cử tri và trình Hội đồng
nhân dân các cấp về thành lập thành phố Hoa Lư, đồng thời sắp xếp đơn vị hành
chính cấp xã và thành lập các phường trực thuộc. Theo kế hoạch: nội dung, thời
gian, hình thức lấy ý kiến cử tri được thực hiện theo quy trình cụ thể như sau:
1. Nội dung Đề án - Thành lập thành phố Hoa Lư, đồng thời sắp xếp
đơn vị hành chính cấp xã và thành lập các phường trực thuộc.
2. Phạm vi lấy ý kiến cử tri
Tổ chức lấy ý kiến cử tri đối với toàn bộ cử tri có đăng ký thường trú
và đăng ký tạm trú trên địa bàn các xã, phường thuộc thành phố Ninh Bình.
3. Danh sách cử tri:
Ủy ban nhân dân các xã, phường có trách nhiệm lập danh sách cử tri
trên địa bàn; Danh sách cử tri phải được niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân
các xã, phường và các thôn, tổ dân phố, các địa điểm công cộng để người dân dễ
tiếp cận (các xã, phường đã niêm yết danh sách cử tri, kiểm tra lại danh sách).
Thời gian hoàn thành trước ngày 12 tháng 7 năm 2024.
* Nguyên tắc lập danh sách cử tri:
- Công dân có quyền bầu cử theo quy định tại Điều 2 Luật Bầu cử đại
biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được ghi tên vào danh sách cử tri để
phát phiếu lấy ý kiến về việc thành lập thành phố Hoa Lư, đồng thời sắp xếp đơn
vị hành chính cấp xã và thành lập các phường trực thuộc.
- Cử tri được ghi tên vào danh sách cử tri ở nơi mình đăng ký thường
trú và đăng ký tạm trú. Trường hợp lấy ý kiến cử tri đối với cùng 01 đơn vị
hành chính ở cả nơi cử tri đăng ký thường trú và đăng ký tạm trú thì cử tri chỉ
được ghi tên vào danh sách cử tri ở nơi mình đăng ký thường trú.
- Cử tri nếu ở nước ngoài trở về Việt Nam trong khoảng thời gian từ
sau khi danh sách cử tri do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đó lập đến trước thời điểm
tổ chức lấy ý kiến cử tri 24 giờ thì đến Ủy ban nhân dân cấp xã xuất trình hộ
chiếu có ghi quốc tịch Việt Nam tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mình đăng ký thường
trú và đăng ký tạm trú để được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát phiếu
lấy ý kiến cử tri.
- Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa
án đã có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ
thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người
mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri.
- Cử tri bị xóa đăng ký thường
trú hoặc xóa đăng ký tạm trú tại đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực
tiếp của việc lấy ý kiến sau khi danh sách đã được niêm yết, cử tri đã có tên
trong danh sách mà đến thời điểm phát phiếu lấy ý kiến cử tri bị Tòa án tước
quyền bầu cử, phải chấp hành hình phạt tù hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì
xóa tên khỏi danh sách cử tri.
- Danh sách cử tri được niêm yết trong thời gian tối thiểu 30 ngày
kể từ ngày bắt đầu niêm yết danh sách đến ngày tổ chức phát phiếu lấy ý kiến cử
tri.
4. Hình thức tổ chức lấy ý kiến cử tri:
- Việc lấy ý kiến cử tri được tổ chức theo thôn.
- Hình thức thực hiện là
phát phiếu lấy ý kiến cử tri theo hộ gia đình đối với cử tri có đăng ký thường
trú và theo từng cử tri đối với cử tri đăng ký tạm trú.
- Nội dung phiếu lấy ý kiến
cử tri là nội dung trích về việc thành lập thành phố Hoa Lư, đồng thời sắp xếp
đơn vị hành chính cấp xã và thành lập các phường trực thuộc, đặt tên đơn vị
hành chính mới thành lập sau khi sắp xếp.
- Phiếu lấy ý kiến cử tri gồm có các mục cử tri đồng ý, không đồng
ý và ý kiến khác.
5. Thành lập Tổ lấy ý kiến cử tri và nhiệm vụ của Tổ lấy ý kiến cử
tri
6. Ủy ban nhân dân các xã, phường quyết định thành lập Tổ lấy ý kiến
cử tri theo địa bàn thôn, tổ dân phố; thành viên mỗi tổ từ 05 đến 10 người.
Thời gian hoàn thành ngày 04 tháng 7 năm 2024.
7. Cơ cấu, thành phần Tổ lấy
ý kiến cử tri gồm:
- Tổ trưởng là Bí thư chi bộ hoặc Trưởng thôn, tổ dân phố.
- Các Tổ viên là đại diện các tổ chức chính trị - xã hội và nhân
dân có uy tín ở thôn, tổ dân phố.
- Thư ký là cán bộ, công chức hoặc giáo viên đang công tác trên địa
bàn.
8. Nhiệm vụ của Tổ lấy ý kiến cử tri:
- Tổ lấy ý kiến cử tri có
trách nhiệm nhận Phiếu lấy ý kiến cử tri do Ủy ban nhân dân các xã, phường cấp
kèm theo danh sách cử tri;
- Phân công cho các thành
viên triển khai đến các hộ gia đình phát phiếu lấy ý kiến cử tri hoặc tổ chức họp
nhân dân mời đến lấy phiếu. Việc phát phiếu lấy ý kiến cử tri được thực hiện một
cách khoa học, chặt chẽ, cụ thể như sau:
+ Khi đến hộ gia đình hoặc nơi cư trú, Tổ lấy ý kiến cử tri phát
phiếu cho cử tri. Sau khi nhận phiếu, cử tri nghiên cứu xem xét cho ý kiến vào
ô đồng ý hoặc không đồng ý vào mỗi mục trên phiếu; hoặc có ý kiến khác vào phần
“ý kiến khác…”, sau đó ký tên (hoặc điểm chỉ nếu cử tri không biết chữ) trên
phiếu.
+ Sau khi Tổ lấy ý kiến cử tri triển khai lấy ý kiến cử tri các hộ
gia đình hoặc nơi cư trú xong toàn bộ trên địa bàn thôn, tổ dân phố hoặc hết thời
gian theo Kế hoạch. Trước khi tiến hành việc kiểm phiếu, Tổ trưởng Tổ lấy ý kiến
cử tri mời 02 cử tri (là người biết chữ) có uy tín trong nhân dân để chứng kiến
việc kiểm kê sử dụng phiếu và kiểm phiếu. Tổ lấy ý kiến cử tri tiến hành kiểm
kê sử dụng phiếu, gồm các nội dung sau: số phiếu phát ra, số phiếu thu về; số
phiếu hỏng; số phiếu chưa sử dụng. Sau đó, Tổ lấy ý kiến cử tri thực hiện kiểm
phiếu, gồm nội dung sau: Tổng số cử tri của thôn, tổ dân phố (bằng số cử tri
ghi trong danh sách cử tri); số lượng cử tri tham gia (bằng số cử tri đã xác nhận);
số lượng phiếu thu vào, tính tỷ lệ số phiếu thu vào trên số phiếu phát ra; xác
định số lượng phiếu hợp lệ, phiếu không hợp lệ; tính tỷ lệ số phiếu hợp lệ,
không hợp lệ trên số lượng phiếu thu vào. Phiếu hợp lệ là phiếu đúng mẫu quy định,
có đóng dấu của Ủy ban nhân dân các xã, phường phải được đánh dấu vào 01 trong
02 ô “đồng ý” và “không đồng ý”. Ngoài ra, cử tri có quyền được ghi ý kiến khác
vào phiếu theo quy định.
Phiếu không hợp lệ là phiếu không đúng mẫu quy định; phiếu không
đóng dấu của Ủy ban nhân dân các xã, phường; phiếu đánh dấu vào cả hai ô đồng ý
và không đồng ý hoặc cả hai ô đều không đánh dấu. Đối với các dấu hiệu khác của
phiếu nghi là không hợp lệ, Tổ lấy ý kiến cử tri thảo luận xem xét quyết định.
Xác định số lượng phiếu đồng ý, không đồng ý, tính tỷ lệ số phiếu đồng ý, không
đồng ý trên tổng số cử tri của thôn, tổ dân phố; xác định số lượng phiếu có ý
kiến khác, tính tỷ lệ trên tổng số cử tri của thôn, tổ dân phố; Tổng hợp nhóm
các ý kiến khác được cử tri ghi tại dòng “ý kiến khác” trên phiếu. Tổ lấy ý kiến
cử tri tiến hành kiểm phiếu đảm bảo chính xác, đúng quy định của pháp luật và
hướng dẫn của cấp trên, lập Biên bản tổng hợp kết quả lấy ý kiến cử tri theo từng
nội dung trong Phiếu lấy ý kiến cử tri.
- Niêm phong phiếu: Sau khi hoàn thành việc kiểm phiếu, Tổ lấy ý
kiến cử tri có trách nhiệm niêm phong toàn bộ phiếu hợp lệ, không hợp lệ, phiếu
hỏng, phiếu chưa sử dụng bàn giao cho Ủy ban nhân dân các xã, phường. Ủy ban
nhân dân các xã, phường có trách nhiệm lưu trữ phiếu được niêm phong theo quy định
của pháp luật về lưu trữ.
9. Thời gian lấy ý kiến cử tri Thời gian lấy ý kiến cử tri thực hiện
từ 07h00’ ngày 12 tháng 7 năm 2024 đến 17h00’ ngày 13 tháng 7 năm 2024.
BBT